Tất tần tật về mắt

CẤU TRÚC CỦA MẮT
Mắt (organon visus) gồm có nhãn cầu, thần kinh mắt và những bộ phận phụ thuộc như mí mắt, lông mi, các cơ mắt, các cân mạc, tuyến lệ và các màng tiếp hợp. Nhãn cầu (bulbus oculi) là phần chính yếu nhất, thường được so sánh với chiếc máy ảnh vì đặc tính chính xác quang học của nó. Nhãn cầu gồm 3 lớp màng có tên gọi là:
- Màng ngoài gồm củng mạc và phía trước biến đổi thành giác mạc.
- Màng giữa là màng bồ đào, thân bè và mạch lạc mạc, chứa nhiều mạch máu, phía trước dày lên thành cơ thể mi và mống mắt.
- Màng trong là võng mạc, chứa các tế bào nhận cảm ánh sáng là tế bào gậy và tế bào nón.
 
Chức năng cơ bản của mắt
- Là hệ quang học, thu chụp lấy hình ảnh.
- Là hệ thống thu nhận và “mã hoá” thông tin cho đại não.
- Là một cơ quan chức năng, “phục vụ” cho sự sống con người.
 
Thể thủy tinh: giữ vai trò của một thấu kính để hội tụ ánh sáng trên võng mạc. Nó được treo bởi các dây chằng tròn với cơ thể mi. Giữa giác mạc và thể thủy tinh là thủy dịch, giữa thể thủy tinh và võng mạc là dịch kính. Cả hai chất dịch này giữ cho mắt không bị xẹp.
 
Tiền phòng và hậu phòng: Chỗ hõm giữa giác mạc và mống mắt được gọi là tiền phòng, đối lại chỗ hõm đóng kín quanh sau mống mắt và phần thắt ngang thủy tinh thể (thấu kính mắt) được gọi là hậu phòng. Cả hai phòng đều chứa đầy thủy dịch.
 
Con ngươi (đồng tử): là lỗ tròn giữa màng mống mắt. Phần lớn nhất của hõm sau thủy tinh thể chứa đầy một chất trong suốt gọi là dịch kính (corpus vitreum). Cái băng đỡ thủy tinh thể được gọi là vùng bè (mi) (zonula ciliaris zinni) căng ra giữa màng ngang thủy tinh thể và thân bè (corpus ciliare).
 
Các cơ của mắt: cũng tham gia vào một số chức năng của mắt. Các cơ mống mắt giúp điều chỉnh đường kính đồng tử. Cơ thể mi có thể làm thay đổi độ cong của thể
thủy tinh. Các cơ ngoài mắt điều khiển mắt quay về phía mục tiêu thị giác.
Giác mạc, tiền phòng, con ngươi, thủy tinh thể (thấu kính) và dịch kính có chức năng cho xuyên qua và phản chiếu tia sáng, vì vậy chúng được gọi là môi trường xuyên ánh sáng. Võng mạc và thần kinh mắt tuần tự là những bộ phận tiếp nhận và truyền dẫn xung động ánh sáng. Phần giữa của võng mạc được gọi là hoàng điểm (macula lutea) có chức năng nhạy cảm nhất.


Cấu trúc võng mạc 
 
- Võng mạc được cấu tạo bởi mười lớp. Lớp ngoài cùng chứa sắc tố và vitamin A. Sắc tố có vai trò ngăn cản sự phản chiếu ánh sáng trong toàn nhãn cầu, sẽ khiến cho hình ảnh sẽ bị mờ. Vitamin A rất cần thiết để thành lập quang sắc tố.
 
- Võng mạc là một bộ phận nằm phía sau khối tinh thể mắt, chứa các tế bào đặc biệt, có thể gọi là tế bào “nhận ảnh” (chúng nhạy với ánh sáng) và các tế bào
thần kinh. Các tế bào nhận ảnh có hai loại: hình dẹt và hình que dài. Chúng có chức năng chuyển quang năng thành điện năng cho hệ dây thần kinh, ở đây phản ứng hoá xảy ra.
 
- Các tế bào que dài rất nhạy với ánh sáng, chúng cho phép ta nhìn thấy các vật trong điều kiện thiếu ánh sáng, giúp cho tầm nhìn được xa hơn .Các tế bào nhận ảnh hình dẹt thì ngược lại cần nhiều ánh sáng, nhưng lại cho ta nhận biết các chi tiết rất nhỏ của vật ta nhìn vào, đảm bảo tập trung thị lực vào một điểm và giúp phân biệt các màu khác nhau. Loại tế bào thứ hai nằm tập trung vào một chỗ, chúng quyết định sự tinh tường của thị giác.
 
- Võng mạc tiếp giáp với lớp mao dẫn của mắt, nhưng nhiều chỗ độ tiếp giáp yếu. Khi võng mạc bị bệnh thì độ tiếp giáp càng yếu đi.

CÁC BỆNH PHỔ BIẾN VỀ MẮT

ĐỤC THỦY TINH THỂ HAY ĐỤC NHÂN MẮT (Cataract)
Bệnh đục nhân mắt xuất hiện khi các protein trong thuỷ tinh thể (lens) bắt đầu kết khối với nhau, tạo thành một mảng đục làm giảm thị lực của mắt. Thường thì người trên 60 tuổi bắt đầu có bệnh này. Đục nhân mắt có thể xảy ra ở một mắt hay cả hai mắt. Nó không lây từ mắt này sang mắt kia.
 
Chứng đục thủy tinh thể là các bệnh về mắt thường gặp
Ở mắt bình thường, ánh sáng đi ngang qua thủy tinh thể và tập trung ở võng mac. Võng mạc là một mô nhạy cảm ở bên trong mắt. Khi ánh sáng đến võng mạc, nó được chuyển thành tín hiệu của dây thần kinh và được gởi đến não bộ. Thủy tinh thể cần được trong để võng mạc thu nhận hình ảnh rõ ràng. Nếu thủy tinh thể đục , thì hình ảnh sẽ bị mờ đi. Thủy tinh thể được kết thành bởi nước và protein. Protein được sắp xếp một cách chính xác giữ cho thủy tinh thể trong cho phép áng sáng đi xuyên qua. Khi chúng ta già, nhiều protein có thể kết tụ lại với nhau và tạo thành màng đục. Theo thời gian đục nhân mắt có thể to thêm che  thủy tinh thể, làm mờ mắt.
 
 
 Những triệu chứng thường gặp của các bệnh về mắt -  bệnh đục nhân mắt là:
- Hình ảnh bị mờ, vẩn đục hoặc thấy hai hình ảnh.
- Màu sắc tới mắt bị mờ.
- Mẫn cảm khi nhìn ánh sáng chói hoặc có hiệu ứng quầng sáng quanh ánh sáng.
- Thường xuyên phải thay đổi mắt kính hoặc dùng các thuốc điều trị thuỷ tinh thể. Nếu bệnh trở nên nặng, không thể đọc sách hay lái xe được, thì cần đến giải phẫu. Giải phẫu gồm việc lấy vùng thủy tinh thể bị đục ra và thay vào bằng thủy tinh thể nhân tạo.
 
Điều trị đục thủy tinh thể như thế nào?
- Đối với đục thủy tinh thể giai đoạn sớm, có thể cho đeo kính, dùng kính lúp hoặc chiếu sáng tốt khi làm việc. Nếu những biện pháp này không có tác dụng thì chỉ có phẫu thuật là cách điều trị hiệu quả nhất. Phẫu thuật sẽ lấy thủy tinh thể bị đục và đặt một thấu kính để thay thế thủy tinh thể.
- Phẫu thuật được chỉ định khi đục thủy tinh thể gây giảm thị lực cản trở sinh hoạt hàng ngày, chẳng hạn như lái xe, đọc sách hoặc xem ti vi. Bệnh nhân và bác sĩ  cùng quyết định thời điểm phẫu thuật. Trong đa số trường hợp có thể trì hoãn phẫu thuật cho đến khi tư tưởng đã sẵn sàng. Nếu bạn bị đục thủy tinh thể cả hai mắt, bác sĩ cũng không phẫu thuật hai mắt cùng lúc mà mỗi mắt sẽ được phẫu thuật ở hai thời điểm khác nhau. Nếu hai mắt bị ảnh hưởng nhiều thì hai phẫu thuật có thể được tiến hành cách nhau 2 – 4 tuần.
- Một số trường hợp có thể lấy thủy tinh thể khi chưa gây giảm thị lực nhưng lại cản trở việc khám và điều trị các bệnh mắt khác, chẳng hạn bệnh thoái hóa hoàng điểm tuổi già hoặc bệnh võng mạc tiểu đường.

THOÁI HÓA ĐIỂM VÀNG DO TUỔI TÁC (Age-Related Macular Degeneration AMD) 
Điểm vàng là tên gọi một vùng ở ngay giữa võng mạc. Vùng này giúp chúng ta nhìn thấy rõ nét ở ngay trung tâm và phần lớn các màu. Vùng này giúp chúng ta đọc chữ, nhận diện, lái xe, nhìn thấy màu sắc rõ ràng và bất kỳ việc nào khác đòi hỏi chúng ta phải nhìn thấy rõ nét. Phần còn lại của võng mạc gọi là võng mạc ngoại vi. Chúng ta sử dụng phần này để nhìn thấy hình thể tổng quát và thị lực 'bao quát’, còn gọi là thị lực hai bên hoặc thị lực ngoại vi. Thoái hóa Điểm vàng do Tuổi Tác là một bệnh về mắt thường  khởi phát vào tuổi 60 trở ra và dần dần phá hủy điểm vàng (macula) tức là phần giữa của võng mạc, làm suy yếu trung tâm thị lực. Có hai loại thoái hóa điểm vàng do tuổi tác  loại ướt (wet AMD) và loại khô (dry AMD), cả hai loại đều không gây đau đớn.
Thoái hóa điểm vàng xảy ra như thế nào?
Thoái hóa điểm vàng là bệnh tác động đến lớp tế bào đặc biệt trong mắt gọi là biểu mô sắc tố võng mạc (RPE). RPE giống như bức tường ngăn chia võng mạc và lớp mạch máu gọi là màng mạch. Màng mạch là nguồn cung cấp máu chính cho võng mạc. Nhiệm vụ chính của RPE là nuôi dưỡng võng mạc và giải quyết chất thải của
võng mạc. RPE cũng giữ chức năng như một rào cản giữa màng mạch và võng mạc.
 
Thoái hóa điểm vàng giai đoạn đầu
Khi bệnh thoái hóa điểm vàng nặng dần, các chất võng mạc thải ra tích tụ ở bên dưới RPE thành những đốm màu vàng gọi là ‘drusen’. Quý vị có thể có những dấu hiệu đầu tiên của bệnh thoái hóa điểm vàng gọi là ‘drusen’ (chất lắng cặn màu vàng) mà không hay biết và vì vậy khám mắt và kiểm tra điểm vàng là điều rất quan trọng. Y sĩ nhãn khoa hoặc bác sĩ nhãn khoa có thể khám mắt tìm các dấu hiệu bệnh ban đầu (chất lắng cặn màu vàng - drusen) bằng cách sử dụng thiết bị nhãn khoa đặc biệt nhìn bên trong đáy mắt. Một lượng ít chất lắng cặn màu vàng (drusen) không nhất thiết sẽ gây ra các triệu chứng thị giác. Đồng thời, không phải ai có chất lắng cặn màu vàng (drusen) cũng chắc chắn sẽ bị mất thị lực. Tuy nhiên, khi chất lắng cặn màu vàng (drusen) xuất hiện, quý vị dễ bị bệnh thoái hóa điểm vàng giai đoạn cuối.
Thoái hóa điểm vàng giai đoạn cuối
Mất thị lực có nghĩa là đã bị bệnh ở giai đoạn cuối và xảy ra vì các tế bào RPE bị chết, hoặc vì chúng không thể ngăn chặn các mạch máu từ màng mạch phát triển dưới võng mạc.
 
Thoái hóa điểm vàng dạng khô
Khi các tế bào RPE chết, các tế bào võng mạc ở trên chúng cũng bị chết, dẫn đến tình trạng những mảng võng mạc 'bị mất'. Tình trạng này thường gọi là teo thoái hóa hoặc thoái hóa điểm vàng ‘khô’. Đây là dạng bệnh thoái hóa điểm vàng phát triển chậm gây ra tình trạng bị mất dần thị lực. Bệnh thoái hóa điểm vàng dạng khô gây ra 33% trường hợp bệnh giai đoạn cuối. Một số người bị bệnh thoái hóa điểm vàng ban đầu hoặc bệnh thoái hóa điểm vàng dạng khô sau đó có thể chuyển sang bệnh thoái hóa điểm vàng dạng ướt phát triển nhanh hơn. Do đó, điều quan trọng là khi thị lực có bất kỳ thay đổi đột ngột nào, quý vị phải báo khẩn cấp cho bác sĩ chuyên khoa mắt biết. Khi điều trị chậm trễ, quý vị có thể có nguy cơ bị mất thị lực.
Thoái hóa điểm vàng dạng ướt
Bệnh thoái hóa điểm vàng dạng ướt xảy ra khi các tế bào RPE không thể ngăn chặn các mạch máu từ màng mạch phát triển dưới võng mạc. Sự phát triển này gọi là tân mạch hắc mạc (choroidal neovascularisation - CNV). Những mạch máu phát triển nhanh chóng này là mạch máu dễ vỡ với thành mạch máu bị rò rỉ và chúng rỉ chất dịch và máu bên dưới võng mạc, dẫn đến bị sẹo và mất thị lực. Đây là dạng bệnh nghiêm trọng nhất của bệnh thoái hóa điểm vàng với khoảng 21.000 ca bệnh mới mỗi năm ở Úc. Những thay đổi đối với thị lực thường xảy ra đột ngột và nghiêm trọng.
 
Nguyên nhân nào gây bệnh thoái hóa điểm vàng?
Bệnh thoái hóa điểm vàng là do yếu tố di truyền và môi trường gây ra. Các yếu tố nguy cơ bao gồm tuổi tác, tiền sử gia đình, hút thuốc lá, chế độ ăn uống và lối sống. Cứ bảy người Úc trên 50 tuổi thì có một người ít nhiều có dấu hiệu bị bệnh thoái hóa điểm vàng và tỷ lệ này tăng theo tuổi. Bệnh này cũng có thể là do di truyền với xác xuất 50% bị mắc bệnh nếu có người thân trực hệ trong gia đình bị bệnh thoái hóa điểm vàng. Vì ít nhất 70% các ca có liên quan đến di truyền, điều quan trọng là người bị bệnh thoái hóa điểm vàng phải nói cho anh chị em và con cái của họ biết, và khuyến khích những người này đi khám mắt và kiểm tra điểm vàng.
Theo kết quả các công trình nghiên cứu, người hút thuốc dễ bị bệnh thoái hóa điểm vàng hơn gấp 3-4 lần, và người hút thuốc cũng có thể bị bệnh thoái hóa điểm vàng sớm hơn người không hút thuốc từ 5-10 năm. Những người dễ bị bệnh thoái hóa điểm vàng vì yếu tố di truyền nào đó mà hút thuốc sẽ có nguy cơ bị bệnh thoái hóa điểm vàng dạng ướt tăng lên đáng kể.

Dinh dưỡng cho sức khỏe mắt
Theo kết quả các công trình nghiên cứu, chế độ ăn uống giữ vai trò quan trọng trong việc giảm thiểu nguy cơ bị bệnh thoái hóa điểm vàng và làm bệnh này phát triển chậm. Ăn theo chế độ tốt cho sức khỏe, cân bằng, có nhiều chất chống oxy hóa, vitamin và các chất dinh dưỡng khác có thể giúp giữ cho đôi mắt của chúng ta không bị bệnh. Các chất chống oxy hóa quan trọng đối với sức khỏe mắt bao gồm lutein và zeaxanthin. Trong điểm vàng khỏe mạnh có những chất này ở nồng độ cao và giúp bảo vệ mắt. Những chất này có ở trong các loại rau lá xanh đậm như rau bina và cải bó xôi trắng (silver beet) cũng như trái cây và rau quả màu vàng tự nhiên như ngô/bắp ngọt và ớt tây (capsicum). Ngoài ra, vitamin C, vitamin E, kẽm và selen cũng là những chất chống oxy hóa quan trọng để điểm vàng không bị bệnh. Axit béo omega-3 cũng rất quan trọng đối với sức khỏe mắt. Tất cả cá và động vật có vỏ có chứa omega-3 nhưng các loại cá có dầu như cá hồi (salmon), cá thu, cá cơm và cá quả (trout) có nhiều chất này hơn. Những người ăn nhiều carbohydrate (bột đường) với chỉ số đường huyết thấp (GI) so với GI cao có nguy cơ bị bệnh thoái hóa điểm vàng thấp hơn. Carbohydrate GI thấp là hầu hết trái cây và rau quả, ngũ cốc nguyên hạt và bánh mì ngũ cốc nguyên hạt.

TĂNG NHÃN ÁP HAY CƯỜM NƯỚC (glaucoma)
 
Tăng nhãn áp xảy ra khi áp lực bên trong mắt (nhãn áp) tăng cao khác thường, gây tổn thương cho những mạch máu li ti và dây thần kinh thị giác.. Nguy cơ của bệnh tăng nhãn áp gia tăng theo tuổi tác.
 
Tăng nhãn áp xảy ra trong thầm lặng. Khoảng phân nửa số người bị bệnh này không biết về nó. Thời kỳ đầu không có triệu chứng gì, và bệnh tiến triển rất chậm đến nỗi những thay đổi nhỏ về tầm nhìn không được nhận thấy. Triệu chứng đầu tiên là một đốm đen nhỏ ở trong mắt. Khi bệnh gia tăng, tầm nhìn ngoại biên mất dần, chỉ có thể nhìn thấy những vật trước mắt, không thấy hai bên, rồi dẫn đến mù. Thị lực bị mất bởi tăng nhãn áp không thể phục hồi lại được. Cách duy nhất để phát hiện ra bệnh này trong thời kỳ đầu là đi khám mắt.
 
Tăng nhãn áp cơ bản là vấn đề thông thoát nước. Nước luôn luôn ra vào nhãn cầu. Thủy dịch này đem chất dinh dưỡng cho mắt và mang đi những chất bị thải. Bình thường lưu lượng thủy dịch vào trong bằng lượng đem ra khỏi mắt. Tuy nhiên, nếu thủy dịch vào trong mắt nhanh hơn lúc nó thoát ra, nhãn áp bắt đầu hình thành. Khi áp lực tăng, sức ép vào trong nhãn cầu tăng. Áp lực làm giảm máu lưu thông để nuôi dây thần kinh thị giác, gây tổn thương cho dây thần kinh rồi dẫn đến mù lòa.
Vẫn chưa có cách chữa cho bệnh này; điều có thể làm là ngăn ngừa không để bệnh nặng thêm. Việc điều trị gồm nhỏ thuốc vào mắt để giảm lưu lượng thủy dịch vào trong mắt hoặc làm tăng lượng thoát ra ngoài. Thuốc nhỏ mắt cần phải được dùng đều đặn để điều hoà áp lực. Nếu cứ tiếp tục việc điều trị này mãi, thì thị lực được duy trì trong hầu hết các trường hợp.

RUỒI BAY TRƯỚC MẮT (Eye Floaters) 
 
Ruồi Bay Trước Mắt là những chất lắng đọng hoặc chất cô đọng ở trong dịch keo dạng thủy tinh của mắt . Thuật ngữ "Eye floaters" thường dùng để mô tả sự nhìn thấy những đốm bay trong tầm nhìn khi người ta nhìn xung quanh. Các đốm bay này có thể là những đốm, những đường thẳng hay cong,những sợi dây, hoặc những vòng cong dạng chữ "O" hoặc chữ "C". Một số người chỉ  thấy một đốm bay trong khi những người khác có thể nhìn thấy hàng trăm . Các đốm bay  có thể hiện diện trong một hay cả hai mắt. Đa số bệnh ruồi bay trước mắt là do sự thay đổi về lão hóa một cách bình thường bên trong mắt. Tuy nhiên, một người có các triệu chứng phát triển bệnh ruồi bay trước mắt cần đi bác sĩ nhãn khoa kiểm tra để chắc chắn rằng không có sự bất thường gì liên quan tới mắt cần phải trị liệu . Hầu hết bệnh ruồi bay trước mắt (eye floaters) sẽ mờ dần theo thời gian và trở nên ít phiền nhiễu hoặc ít được bệnh nhân để ý.

KHÔ MẮT
 
Biểu hiện của hiện tượng khô mắt là mắt khó chịu, cộm xốn, chảy nước mắt cảm giác khô, rát bỏng, nhìn khi mờ khi tỏ, ngứa, tăng tiết nhầy. Đây là căn bệnh phổ biến ở giới văn phòng và độ tuổi trung niên. Khi làm việc trên máy tính, khi quá tập trung thì thường quên mất việc phải chớp mắt nên đã dẫn đến hiện tượng khô mắt. Không những thế, người làm văn phòng lại ngồi trong phòng máy lạnh khiến cho da không chỉ khô mà mắt cũng dễ rơi vào tình trạng bị khô.
 
Còn với độ tuổi trung niên, tuổi tiền mãn kinh trở đi thì khô mắt thường do nội tiết tố của cơ thể giảm sút. Giải pháp tốt nhất để phòng và điều trị căn bệnh này nhân viên văn phòng nên uống nhiều nước, chú ý vị trí ngồi đừng ngồi ngay luồng gió bay ra của máy lạnh và quạt gió, củng nên cho mắt thời gian nghỉ giải lao có thể nhắm mắt vài giây trong mỗi 30 phút (để nước mắt tráng đều qua giác mạc) nên bố trí đèn, màng hình máy vi tính ở vị trí thích hợp, có thể dùng thêm nước mắt nhân tạo.

CẬN THỊ
Cận thị là một điều kiện tầm nhìn chung, trong đó có thể nhìn thấy các vật thể gần một cách rõ ràng, nhưng đối tượng ở xa hơn là mờ. Mức độ cận thị xác định khả năng để tập trung vào vật thể ở xa. Những người bị cận thị nặng có thể thấy rõ các đối tượng chỉ là một vài inch, trong khi những người bị cận thị nhẹ có thể thấy rõ ràng một số đối tượng. Cận thị có thể phát triển dần dần hoặc nhanh chóng, thường xấu đi trong thời thơ ấu và niên thiếu. Cận thị có xu hướng trong gia đình. Khám mắt cơ bản có thể xác nhận cận thị. Có thể dễ dàng đúng các điều kiện với kính hoặc kính áp tròng. Một tùy chọn khác điều trị cận thị là phẫu thuật.
 
Các triệu chứng
- Các đối tượng xa xuất hiện mờ.
- Cần phải nheo mắt để nhìn thấy rõ ràng.
- Có đau đầu gây ra bởi quá mỏi mắt.
 
Cận thị thường được phát hiện đầu tiên trong thời thơ ấu và là phổ biến nhất trong những năm học sớm thông qua thiếu niên sau đó, triệu chứng gồm
- Liên tục lác.
- Cần phải ngồi rất gần với truyền hình, màn hình phim hay bảng đen.
- Giữ các cuốn sách rất gần trong khi đọc.
- Dường như không ý thức các đối tượng từ xa.
- Nháy mắt quá mức.
- Chà xát đôi mắt thường xuyên.
 
Một số yếu tố nguy cơ làm tăng nguy cơ phát triển cận thị
- Lịch sử gia đình: Cận thị có xu hướng trong gia đình. Nếu một trong cha mẹ là cận thị nặng, nguy cơ cận thị đang phát triển tăng lên. Nguy cơ thậm chí còn cao hơn nếu cả hai cha mẹ cận thị nặng.
- Sinh non: Trẻ sinh non có nhiều khả năng có điều kiện mắt, có thể ảnh hưởng đến hình dáng của mắt, tăng nguy cơ cận thị.
- Làm việc: Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng có một sự gia tăng của cận thị giữa những người làm rất nhiều việc đọc hoặc làm việc gần gũi khác.
 
Cận thị có thể được kết hợp với một số biến chứng như
- Giảm chất lượng cuộc sống. Cận thị có thể ảnh hưởng chất lượng sống. Có thể không có khả năng thực hiện một nhiệm vụ cũng như muốn, và tầm nhìn hạn chế có thể làm giảm đi sự thú vị hoạt động hàng ngày.
- Mỏi mắt. Nheo mắt nhìn thấy từ xa có thể gây mỏi mắt và nhức đầu.
- Khiếm an toàn. Vì sự an toàn của chính mình và của người khác, không lái xe hay vận hành thiết bị nặng nếu có một vấn đề tầm nhìn.
- Bệnh tăng nhãn áp. Cận thị nặng làm tăng nguy cơ của bệnh tăng nhãn áp đang phát triển, một bệnh mắt nghiêm trọng có tiềm năng.
- Rách và bong võng mạc. Nếu cận thị nặng có ý nghĩa, có thể là võng mạc của mắt mỏng. Võng mạc mỏng hơn, cao hơn nguy cơ phát triển võng mạc rách hoặc bong võng mạc. Nếu gặp một sự khởi đầu bất ngờ của nhấp nháy, hạt nổi hoặc một bức màn đen tối hoặc bóng qua một phần của mắt, hãy tìm trợ giúp y tế ngay lập tức. Bong võng mạc là một cấp cứu y tế, và thời gian là rất quan trọng. Trừ khi tách võng mạc là phẫu thuật kịp thời, điều kiện này có thể gây mất thị lực vĩnh viễn trong mắt bị ảnh hưởng.

CÁCH BẢO VỆ MẮT
 
Không để mắt phải làm việc trong thời gian quá dài
- Bạn nên ngủ đủ 7-8h mỗi ngày, ngủ trưa 15 phút để mắt được nghỉ ngơi, chuẩn bị cho thời gian làm việc tiếp theo.
- Sau mỗi giờ làm việc trên máy tính, nên thư giãn mắt bằng cách không nhìn vào màn hình máy tính, nhắm mắt lại hoặc chớp mắt nhiều lần…
 
Tránh làm tổn thương mắt
- Những nơi có ánh sáng chói lóa như đèn hàn xì, lò đúc thủy tinh, mặt trời: bạn không nên nhìn trực tiếp mắt vào những nơi này.
- Máy tính, điện thoại, tivi: Bạn không nên nhìn vào máy tính, điện thoại hay vô tuyến quá lâu. Đặc biệt là khi sử dụng máy tính, tư thế ngồi phải thẳng, đối diện trực tiếp với màn hình, trung tâm màn hình nên cao ngang vùng ngực, đặt máy tính ở những nơi có độ sáng thích hợp, không chói lóa nhưng cũng không quá tối.
- Kính áp tròng: Không nên sử dụng trong thời gian dài.
 
Không nên chủ quan
- Khi đi ra ngoài trong trời nắng gắt hay trong khoảng thời gian từ 11h đến 4h chiều, bạn nên đeo kính dâm để tránh ảnh nắng hay tia cực tím làm vùng mắt bạn bị thâm và sạm màu.
- Khi làm việc ở những nơi bụi bặm, hay hàn hãy đeo kính bảo hộ để không làm ảnh hường đến mắt.
- Tránh dụi mắt khi đôi tay chưa được rửa sạch sẽ.
 
Bỏ quên đôi mắt sau khi tẩy trang
- Bạn phải sử dụng khăn lau mặt riêng, thường xuyên giặt sạch và sau một ngày làm việc nên rửa mặt sạch. Trường hợp cần thiết (cảm giác cộm xốn bụi mắt)
có thể nhỏ vài giọt thuốc sát khuẩn nhẹ.
 
Sử dụng thuốc nhỏ mắt bừa bãi
- Nên hỏi ý kiến bác sĩ nếu sử dụng lâu dài.
- Nên dùng nước muối sinh lí 0,9% để vệ sinh rửa mắt mỗi ngày.
 
Nên tập thể dục thường xuyên cho đôi mắt
- Sau mỗi giờ làm việc trên máy tính, đọc sách bạn nên chớp mắt để mắt bớt khô, và nên nhìn ra ngoài xa 5m để mắt điều tiết sao cho cân đối, tránh việc khô mắt do nhìn gần quá lâu.
- Nên massage đôi mắt mỗi ngày giúp mắt khỏe mạnh: dùng hai bàn tay cọ xát vào nhau cho nóng lên rồi sau đó áp lên đôi mắt, vuốt nhẹ từ trong ra ngoài, dùng tay day nhẹ nhàng đôi mắt, massage mắt cho mắt khỏe.
- Có thể cắt lát các lát dưa chuột, cà chua đắt lên đôi mắt để mắt được thư giãn hơn.
 
Đảm bảo độ sáng khi làm việc hay đọc sách báo
- Nơi đọc sách hay làm việc phải đủ ánh sáng, để sách đúng tầm nhìn, không quá xa hay quá gần (khoảng từ 30 – 40cm) không sử dụng mắt liên tục, sau khi tập trung làm việc khoảng 45 phút nên cho nhắm mắt thư giãn vài phút.
 
Khi ngủ
- Nên hạn chế ánh sáng tối đa bởi vì ánh sáng kích thích thị giác, tạo hưng phấn vỏ não gây khó ngủ.
- Nên mở cửa sổ cho thông thoáng vì lúc ngủ mắt cũng cần oxy để “thở”.
 
Chế độ ăn giúp bảo vệ đôi mắt
- Bạn không nên chỉ ăn thịt mà nên ăn nhiều rau và các loại thực phẩm chứa nhiều vitamin A, C, E. Các loại thực phẩm có lợi cho mắt là: các loại gan động vật, trứng, cá, các loại rau xanh (đặc biệt là các loại có lá màu xanh đậm) và trái cây (carot, đu đủ, nho…)
 
Gặp bác sĩ
- Mau chóng tới gặp bác sĩ nếu thấy mắt mình có vấn đề như nhìn mờ, đau mắt, đỏ mắt, nhìn chói sợ ánh sáng.
- Kiểm tra mắt định kỳ để phát hiện kịp thời những bất thường hay bệnh lý về mắt giúp điều trị kịp thời.

MỘT SỐ DƯỢC CHẤT HỖ TRỢ BẢO VỆ MẮT
 
Lutein
Lutein là một trong 600 loại carotenoid (hay còn gọi là sắc tố tự nhiên) khác nhau phổ biến trong tự nhiên, được tìm thấy trong rau, củ quả có màu xanh đậm, đỏ, cam, và lòng đỏ trứng gà. Chúng cần thiết cho quá trình quang hợp của thực vật, đồng thời là tiền chất của vitamin A. Đối với cơ thể người, dưỡng chất này đóng vai trò là chất chống oxy hóa, cũng như là một thành phần thiết yếu cấu tạo nên cơ thể người. Lutein còn giúp hỗ trợ các hoạt động của mắt và sự phát triển não trẻ. Dưỡng chất này được tìm thấy nhiều ở điểm vàng trong võng mạc mắt và ở não. Tại mắt, Lutein hiện diện tại điểm vàng với nồng độ cao gấp 1000 lần ở bất cứ nơi nào và cải thiện khả năng truyền tin qua khe kết nối trong võng mạc, rất cần thiết cho quá trình xử lý hình ảnh và sự phát triển của thần kinh thị giác. Tại não, Lutein chiếm đến 66 - 77% lượng carotenoid hình thành nên cấu trúc não. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra việc bổ sung lutein thường xuyên sẽ giúp mắt chống lại nhiều tác nhân gây hại, cải thiện thị lực và chống lão hóa mắt, đặc biệt là giúp mắt thoát khỏi nguy cơ mắc các chứng thoái hóa điểm vàng, khô mắt, dị ứng mắt, viêm giác mạc và kết mạc.
Lutein có rất nhiều trong các thực phẩm quả mọng, màu xanh đậm hoặc đỏ, trong đó có thể kể đến việt quất đen là một trong những thực phẩm được sử dụng nhiều nhất trong việc chiết xuất ra lutein nguyên chất dùng trong các sản phẩm thực phẩm chức năng.
 
Vitamin A
Vitamin A là một chất dinh dưỡng thiết yếu cho con người. Nó không tồn tại dưới dạng một hợp chất duy nhất, mà dưới một vài dạng. Trong thực phẩm có nguồn gốc động vật, dạng chính của vitamin A là rượu là retinol, nhưng cũng có thể tồn tại dưới dạng andehyt là retinal, hay dạng axít là axít retinoic. Các tiền chất của vitamin (tiền vitamin) tồn tại trong thực phẩm nguồn gốc thực vật gồm 3 loại là α,β,γ - caroten có trong một vài loài cây trong họ Hoa tán. Tất cả các dạng vitamin A đều có vòng Beta-ionon và gắn vào nó là chuỗi isoprenoit. Cấu trúc này là thiết yếu cho độ hoạt động sinh hóa của vitamin.
Trong cơ thể vitamin A tham gia vào hoạt động thị giác, giữ gìn chức phận của tế bào biểu mô trụ. Trong máu vitamin A dưới dạng retinol sẽ chuyển thành retinal. Trong bóng tối, retinal kết hợp với opsin (là một protein) để cho rhodopsin là sắc tố nhạy cảm với ánh sáng ở võng mạc mắt, giúp võng mạc nhận được các hình ảnh trong điều kiện thiếu ánh sáng. Sau đó, khi ra sáng rhodopsin lại bị phân huỷ cho opsin và trans-retinal, rồi trans-retinal vào máu để cho trở lại cis-retinol. Vitamin A mà chủ yếu là acid retinoic còn là chất cần thiết cho hoạt động của biểu mô, làm bài tiết chất nhày và ức chế sự sừng hóa.