Các tiền chất của Glutathione
Sự hình thành Glutathione (GSH) trong tế bào phụ thuộc vào lượng sẵn có các tiền chất của Glutathione là 3 loại axit amin bao gồm: glutamate, glycine và cysteine. Trong đó, hai chất đầu là glutamate và glycine là các axit amin không cần thiết bởi chúng vừa có thể được sản sinh ngay trong cơ thể lại vừa có thể được bổ sung bởi rất nhiều loại thức ăn chúng ta ăn hàng ngày. Cysteine thực chất cũng được liệt vào dạng axit amin này vì nó cũng có thể được tổng hợp trong cơ thể từ một loại axit amin khác là methionine, tuy nhiên điều đáng lưu tâm là cơ thể lại không thể tự sản xuất ra methionine. Methionine là một axit amin thiết yêu chỉ đi vào cơ thể thông qua thực phẩm, điều này khiến cysteine theo một cách nào đó cũng là một axit amin thiết yếu, và có thể coi luôn Methionine là tiền chất của Glutathione. Đáng buồn là Methionine không chỉ chuyển thành cysteine mà nó còn có xu hướng chuyển thành homocysteine, một chất làm tăng nguy cơ mắc bệnh về tim mạch. Vì vậy việc sử dụng quá liều methionine là không được khuyến khích, và người ta cũng không coi methionine là tiền chất của Glutathione.
Để cơ thể có thể tạo ra Glutathione thì cả 3 tiền chất là glutamate, glycine và cysteine phải tồn tại liên tục trong suốt quá trình từ khi chúng ta ăn thức ăn có chứa axit amin này, qua hệ tiêu hóa vào máu và cuối cùng là đến thành tế bào nơi chúng kết hợp với nhau thành Glutathione. Glutamate và glycine thì có rất nhiều trong các thực đơn phổ biến và có thể được hấp thu dễ dàng, tuy nhiên điểm hạn chế lại nằm ở cysteine, bởi hầu hết các axit amin loại này không sống sót sau quá trình tiêu hóa mà bị bẻ gãy hoặc biến chất. Trong khi đó Cysteine là axit amin mang gốc lưu huỳnh tạo nên nhóm sulfhydryl chiếm phần lớn nhất trong cấu hình phân tử Glutathione, và cũng là tiền chất quan trọng nhất trong 3 loại axit amin.
Nhóm thêm (Cofactor) của Glutathione
Ngoài việc duy trì đủ lượng tiền chất cần thiết để hình thành glutathione, để tối ưu hóa việc sử dụng glutathione trong cơ thể thì còn cần có một số nhóm thêm (cofactor) nhất định. Những nhóm thêm này bao gồm: Vitamin C, Vitamin E, Các vitamin nhóm B (B1, B2, B6, B12, B9 – Folate), Các vi khoáng chất selen, ma giê và kẽm, và cuối cùng là axit alpha lipoic. Điều gì khiến những nhóm thêm này trở nên quan trọng đến vậy?
- Chúng “dẫn đường” cho cysteine đến thành tế bào nơi sản sinh glutathione và tạo điều kiện cho tế bào hấp thụ cysteine dễ dàng hơn.
- Chúng là chất xúc tác giúp hình thành phân tử glutathione từ 3 tiền chất axit amin.
- Chúng giúp tái tạo glutathione từ dạng GSSG đã bị oxi hóa về dạng đơn giản (hoạt chất) GSH.
- Chúng giúp duy trì lượng glutathione và cân bằng tỉ lệ GSSG-GSH.
- Chúng tái tạo lẫn nhau hỗ trợ quá trình chống oxi hóa chung.
Nếu không có các vitamins và khoáng chất nhóm thêm này, các quá trình nêu trên sẽ mất thêm rất lâu để có thể hoàn thành và do đó việc chống oxi hóa, giải độc và miễn dịch trở nên kém hiệu quả. Ngược lại, glutathione giữ các nhóm thêm này trong trạng thái hoạt động (hoạt tính cao), và nếu như không có glutathione thì tác dụng chống oxi hóa cũng như khử độc của các vitamin và khoáng này cũng kém đi nhiều, dẫn đến gia tăng tổn thương tế bào và sau cùng là bệnh tật.
Sau đây là tổng hợp thông tin về các nhóm thêm của glutathione:
- Vitamin C: là một chất chống oxi hóa, vitamin C vừa hỗ trợ glutathione thực hiện nhiệm vụ của mình, vừa giúp gia tăng lượng glutathione trong ngắn hạn. - Vitamin C được chuyển hóa từ dạng bị oxi hóa trở về dạng hoạt tính nhờ có glutathione, nhờ đó khả năng chống oxi hóa càng được tăng cường; Vitamin C cũng giúp tái tạo vitamin E và axit alpha lipoic.
- Vitamin E: tương tự như vitamin C, vitamin E cũng có tác dụng hỗ trợ glutathione, đồng thời là chất xúc tác quan trọng giúp các enzyme hoạt động hiệu quả trong quá trình hình thành glutathione; Vitamin E giúp tái tạo vitamin C và axit alpha lipoic.
- Vitamin B: vitamin B1 và B2 giúp duy trì lượng glutathione và các enzymes ở dạng hoạt tính; vitamin B2 trực tiếp tham gia vào quá trình hình thành phân tử glutathione; vitamin B6 tác động gián tiếp đến quá trình hình thành glutathione bằng cách điều chỉnh hoạt động của các axit amin, trong đó có cả các axit amin là tiền chất của glutathione; Vitamin B6 tạo điều kiện cho ma-giê đi vào trong tế bào; B9 (folate) thúc đẩy quá trình hình thành glutathione từ cysteine thay vì sinh ra homocysteine; folate và vitamin B12 kết hợp với nhau trong quá trình điều hòa axit amin và hình thành protein.
- Selen: Cấu thành nên enzyme glutathione peroxidase (GPx) hay còn gọi là selenoproteins, là một họ enzym chống oxi hóa có khả năng đẩy nhanh tốc độ phản ứng giữa glutathione và các gốc tự do.
- Ma-giê: Cần thiết cho hoạt động của enzym Gamma glutamyl transpeptidase (GGT) trong quá trình hình thành glutathione.
- Kẽm: Sự thụt giảm kẽm sẽ làm giảm lượng glutathione, đặc biệt là ở các tế bào hồng cầu. Tuy nhiên, thừa kẽm cũng không tốt cho việc duy trì glutathione.
- Axit alpha lipoic: một chất chống oxi hóa có sẵn trong cơ thể, có khả năng nâng cao và duy trì lượng glutathione bằng cách tạo ra các enzym tham gia vào quá trình hình thành glutathione; Chất này cũng làm tăng khả năng hấp thu cysteine của tế bào, đồng thời tái tạo vitamin C và E
Thực tế là các mức tiêu thụ vitamin hay khoáng chất được đề xuất bởi các chuyên gia y tế đã có từ hàng nửa thế kỷ trước và các mức này có thể không còn phù hợp với môi trường ô nhiễm và cuộc sống căng thẳng ngày nay. Vì vậy, Tốt nhất là bạn hãy cứ việc sử dụng các thực phẩm bổ sung các nhóm thêm nêu trên ở mức trên mức trung bình được khuyến cáo để đảm bảo sự vận hành hiệu quả của glutathione nói riêng cũng như toàn bộ hệ miễn dịch nói chung.
Glutathione dạng viên là một trong những sản phẩm rất được ưa dùng ở khắp nơi trên thế giới nhờ hiệu quả cao và tính an toàn khi sử dụng.