Trứng cá là bệnh da thông thường gây ra do tăng tiết chất bã và viêm hệ thống nang lông tuyến bã, thường gây ra chủ yếu do các nguyên nhân:
(i) sự tăng tiết bã nhờn.
(ii) sự sừng hóa (keratin hóa) bất thường của phễu nang lông.
(iii) sự liên quan của trực khuẩn kị khí gram dương Propionibacterium acnes.
(iv) các loại phản ứng viêm.
Trong đó sự tăng tiết bã nhờn được coi là điều kiện cần của mụn trứng cá, còn phản ứng viêm được xem là yếu tố then chốt. Vai trò của phản ứng viêm quan trọng đến nỗi ngày nay người ta có xu hướng xem mụn trứng cá là một loại bệnh tự miễn. Biểu hiện của bệnh là nhiều loại tổn thương khác nhau như: nhân mụn (comedon), sẩn, mụn mủ, cục, nang... khu trú ở các vị trí tiết nhiều chất nhờn như mặt, lưng, ngực.
Để thuận lợi cho công tác điều trị, bác sĩ lâm sàng thường chia tổn thương thành hai loại, đó là tổn thương viêm (mụn bọc, mụn mủ) và tổn thương không viêm (mụn đầu trắng, mụn đầu đen). Cần lưu ý đến tính chất đa dạng trong tổn thương mụn trứng cá để phân biệt với phát ban trứng cá, vốn thường có triệu chứng là các sang thương đơn dạng sẩn, cùng lứa tuổi và có thể xuất hiện ở vị trí ngoài vùng tiết bã, các phát ban trứng cá thường bị gây ra do dị ứng hóa chất, thuốc.
Mụn trứng cá thường không ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng, tuy nhiên, bệnh có xu hướng tồn tại dai dẳng, hay tái phát, với biến chứng thường gặp là sẹo lõm, hoặc sẹo lồi, gây mất thẩm mỹ, làm suy giảm đáng kể đến chất lượng cuộc sống của người bệnh. Có sự liên hệ khá rõ ràng giữa bệnh lý mụn trứng cá và xu hướng trầm cảm (depression), đặc biệt là ở người trẻ.
Triệu chứng phân biệt các mức độ mụn
Trứng cá thể thông thường (acnes juvelair)
Đây là hình thái trứng cá thường gặp nhất. Tổn thương rất đa dạng:
- Bắt đầu từ tuổi dậy thì, người bệnh thường có hiện tượng tăng tiết chất bã nhờn như da mỡ, nhòn, trơn bóng; tóc nhờn, lỗ chân lông giãn rộng.
- Trên nền da nhờn xuất hiện các tổn thương nhân trứng cá (comedon) hay mụn đầu đen (point noir) do chất bã bài tiết và tế bào biểu mô cô đặc lại mà thành. Ở gia đoạn này người bệnh thường không đi chữa. Sau đó tùy mức độ viêm nhiều hay ít, nông hoặc sâu mà có các tổn thương mụn đầu đen, đầu trắng, sẩn, mụn mủ, mụn bọc hay ổ áp xe.
- Vị trí mụn thường gặp ở mặt, trán, cằm, má, phần trên lưng, trước ngực; ít khi xuống quá thắt lưng.
Các thể trứng cá nặng
- Trứng cá dạng cục, dạng kén: hay gặp ở nam. Tổn thương sâu hơn trứng cá thường và hình thành các kén có nguồn gốc nang lông. Các kén này có thể áp xe hóa, tạo nên nhiều hốc, để lại sẹo xấu, dúm dó. Bệnh luôn đi kèm lượng trứng cá nhiều và da thường xuyên rất nhờn, nếu gặp ở nữ luôn biểu hiện kèm theo kiểu nam như có lông, râu, da mỡ nhiều. Vị trí thường gặp là mặt, cổ và xung quanh tai.
- Trứng cá bọc (Acnes conlobata): là loại trứng cá mủ mạn tính, dai dẳng, bắt đầu ở tuổi thiếu niên, trứng cá có tổn thương dạng cục. Tổn thương hay để lại lỗ rò, luôn luôn để lại sẹo lõm do hình thành mạch lươn, khi sập xuống để lại sẹo lõm còn gọi là rỗ.
- Trứng cá tối cấp (hay còn gọi là trứng cá bọc cấp tính, trứng cá có sốt và loét): bệnh xảy ra đột ngột với sốt, mệt mỏi, tăng bạch cầu đa nhân, hồng ban nút và tổn thương trứng cá.
Các thể trứng cá khác
- Trứng cá trẻ sơ sinh: xảy ra trong tháng đầu của trẻ sơ sinh. Tổn thương sẩn bằng đầu ghim ở tháp mũi, má, trán. Tồn tại 5 -7 ngày. Điều trị mỡ Salicylic.
- Trứng cá bội nhiễm: do nhiễm nấm, vi khuẩn; không bao giờ tự khỏi. Điệu trị cần phối hợp kháng sinh và retinoid (vitamin A acid).
- Trứng cá do thuốc: do thuốc nội tiết, azathioprin, thuốc co iốt, thuốc tránh thai. Corticoid có thể gây tổn thương trứng cá ở mặt, lưng, phía ngoài 2 cánh tay, không có nhân.
- Trứng cá muộn ở phụ nữ: gặp ở phụ nữ từ 30 đến 40 tuổi, nguyên nhân do cường nội tiết sinh dục (nhất là buồn trứng), thường kèm theo rụng tóc.
- Trứng cá do hóa chất: do mỹ phẩm, do các chất halogen (iốt, brom), do xăng, dầu, dầu mazut (còn gọi trứng cá hạt dầu: thường ở vùng mu bàn tay, cẳng tay, không có nhân).
- Trứng cá đỏ: tổn thương chủ yếu là giãn mạch, giãn lỗ chân lông, mụn mủ, không có nhân. Vị trí thường gặp là má, mũi, cằm, quanh miệng. Tiến triển từng đợt, liên quan đến chu kì kinh. Nguyên nhân có nhều giả thuyết như bôi thuốc chứa corticoid, do dermodex.
- Mũi cà chua: do tuyến bã hai bên cánh mũi tiết nhiều, quá sản.
Tiến triển chung của trứng cá
Đa số tự khỏi. Một số trường hợp có thể kèm theo các rối loạn như nhiễm trùng, trứng cá đỏ, viêm tổ chức dưới da. Nếu tổn thương mọc quanh miệng mũi, có mủ, khi nặn không vô khuẩn có thể gây nhiễm khuẩn huyết, viêm xoang tĩnh mạch nông.
Các cơ chế hình thành mụn - cơ chế bệnh sinh
Tăng tiết chất bã
Bình thường chất bã được nang lông tuyến bã tiết ra làm da, lông, tóc ẩm, mềm mại, mượt mà. Trong trứng cá, do nội tiết tố androgen của cơ thể, đặc biệt là testosteron tiết ra nhiều sẽ gắn vào các thụ thể đặc hiệu có trên bề mặt các tế bào tuyến bã, kích thích tuyến bã phát triển, giãn rộng làm tăng bài tiết chất bã.
Sừng hóa cổ nang lông
Bình thường các tế bào của tuyến bã và cổ nang lông khi chết sẽ được đào thải ra ngoài qua cổ nang lông. Trong trứng cá, các tế bào này không được đào thải sẽ gây bít tắc cổ nang lông làm chất nhờn tích tụ lại và làm phình tuyến bã
Sự gia tăng hoạt động của Vi khuẩn Propionibacterium anes (P.aces)
P.acnes hiện diện rất nhiều trên da của bệnh nhân trứng cá. Các vi khuẩn này sẽ chuyển hóa các acid béo tự do có trong tế bào và chất nhờn bị tích tụ làm viêm tấy nang lông và cổ nang lông tạo nên mụn trứng cá dạng sẩn, mụn mủ, cục và nang.
Một số yếu tố khác liên quan đến hình thành mụn trứng cá
- Tuổi: 90% trường hợp ở lứa tuổi 13-19 (tuổi dậy thì), sau đó bệnh giảm dần. Nhưng trứng cá có thể bắt đầu ở tuổi 20-30 hoặc thậm chí muộn hơn ở tuổi 50-59 (trung niên).
- Giới: Nữ nhiều hơn nam, tỷ lệ nữ/nam ≈2/1, nhưng bệnh ở nam giới thường nặng hơn nữ
- Yếu tố gia đình: 50% bệnh nhân có tiền sử gia đình
- Yếu tố thời tiết, chủng tộc: khí hậu nóng ẩm, khô hanh liên quan đến bệnh trứng cá, người da trắng và da vàng bị trứng cá nhiều hơn người da đen.
- Yếu tố nghề nghiệp: Khi tiếp xúc với dầu mỡ, với ánh nắng nhiều….làm tăng khả năng bị bệnh
- Yếu tố stress: có thể gây nên bệnh hoặc làm nặng thêm bệnh trứng cá
- Chế độ ăn: một số thức ăn có thể làm tăng nặng bệnh trứng cá như sôcôla[cần dẫn nguồn], đường, bơ[cần dẫn nguồn], cà phê[cần dẫn nguồn]…và 1 số thức ăn liên quan đến dầu mỡ và đường.
- Các bệnh nội tiết: một số bệnh Cushing, bệnh đường giáp trạng, bệnh buồng trứng đa nang….làm tăng trứng cá.
- Thuốc: Một số thuốc làm tăng trứng cá như corticoid, nhóm halogen…
- Một số nguyên nhân tại chỗ: vệ sinh da mặt, chà xát, nặn bóp không đúng phương pháp, lạm dụng mỹ phẩm và chất hóa học.
Trong quá trình điều trị mụn
Mụn trứng cá thực sự có những ảnh hưởng giảm nghiêm trọng chất lượng cuộc sống, ngay cả ở thể nhẹ. Vì vậy, điều quan trọng là cần thiết phải điều trị mụn trứng cá hơn là để cho bệnh tự thoái lui bằng việc điều tiết thói quen sinh hoạt. Dưới đây là một số lời khuyên về thói quen sinh hoạt.
1.Rửa mặt đúng cách
Rửa mặt 2-3 lầ/một ngày bằng nước ấm,sử dụng sữa rửa mặt trung tính,phù hợp với từng loại da là cách trị mụn đơn giản.giú bạn loại bỏ bụi bẩn,hạn chế tình trạng tuyến bã nhờn hoat động,làm bít lỗ chân long và gây nên mụn.
2.Lựa chọn sản phẩm dưỡng da
Có nhiều sản phẩm dưỡng da xuất hiện trên thị trườn hiện nay.bạn cần tìm kiếm các sản phẩm có nhãn “không chứa dầu”, “không gây mụn trứng cá”, “không làm tắc lỗ nang long”.bạn nên đi soi da và nhờ sự tư vấn của bcs sĩ da liễu để tìm được sản phẩm chăm sóc da phù hợp với bản thân.
3.Biệm pháp trị mụn bằng chế độ ăn uống khoa học
Bổ sung rau xanh,hoa quả. Chúng sẽ cung cấp vitamin và những khoáng chấ cần thiết giúp cho làn da khỏe mạnh hơn ,chống lại những tác động từ bên ngoài (ánh nắng mặt trời,bụi bẩn,…)lẫn bên trong,hạn chết sự xuất hiệ của mụn.
4.Uống đủ nước
Đây là cách chăm sóc da mặt mụn đơn giản cho bạn: uống 2-2,5 lit nước mỗi ngày la cách dưỡng ẩm cho da một cách hanh chóng và hiệu quả nhất làm cho da bạn luôn căng mịn. Nước còn giúp gan và thận bài độc hiệu quả, biểu hiện trực tiếp lên da mặt bạn, vì vậy hãy nhớ uống thật nhiều nước mỗi ngày.
5.Hạn chế đồ ăn gây mụn
Những đồ chiên nướng nhiều dầu mỡ và các thực phẩm nhiều đường đều là những nguyên nhân dẫn đến tình trạng mụn xuât hiện trên da bạn. Việc hạn chế tối đa các loại thực phẩm này là một trong những yếu tố hỗ trợ tiên quyết trong quá trình điều trị mụn của bạn.
Điều trị trực tiếp
Các biện pháp trị mụn kể trên là giải pháp trước mắt giúp bạn hạn chế phần nào những nốt mụn xấu xí trên vùng da của bạn. Thực tế thì muốn loại bỏ mụn hoàn toàn bạn cần phải áp dụng biệm pháp khác. Theo các chuyên gia liễu,muốn trị mụn triệt để cần phải áp dụng nguyên tắc :tác đông trực tiếp vùng mụn sâu bên trong da, loại bỏ tận gốc cồi và nhân mụn đồng thời loại bỏ toàn bộ vi khuẩn gây mụn.
Mục tiêu
- Chống tiết nhiều chất bã
- Chống dày sừng phễu nang lông
- Chống nhiễm khuẩn
Thuốc điều trị mụn chia làm 4 nhóm chính:
- Nhóm thuốc làm bạt sừng, bong vảy (keratolytics): Ví dụ mỡ salicylic acid 5-10%: có tác dụng làm mỏng lớp sừng trên bề mặt da, giúp chất bã thoát ra ngoài dễ dàng hơn. Nhóm thuốc này thích hợp để làm bong các nút sừng ở các loại mụn đầu trắng, mụn bọc nhỏ.
- Nhóm thuốc kháng sinh (antibiotic) và kháng khuẩn (antibactarial): Thường dùng các kháng sinh như clindamycin, erythromycin, kháng khuẩn chống viêm như benzoyl peroxide. Dùng cả đường toàn thân và tại chỗ.
- Nhóm vitamin A acid (retinoid): Có tác dụng chống sừng hoá cổ tuyến bã, do đó ngăn ngừa hình thành các nút sừng tại cổ tuyến bã, giảm tắc nghẽn chất bã trong tuyến bã. Nên dùng kết hợp với nhóm kháng sinh để đạt hiệu quả điều trị cao hơn
- Nhóm thuốc nội tiết (hormone): Liệu trình điều trị thường kéo dài từ 3 - 6 tháng. Không nên dùng loại thuốc tránh thai có thành phần progesterol đơn thuần vì loại này thường làm tăng nặng bệnh trứng cá. Nên dùng loại kết hợp progesterol tổng hợp thế hệ 2 như levonorgestrel, ethinyloestradiol cho các trường hợp trứng cá vừa và nặng.
Công thức M4 và M5
Việc sử dụng các loại biệt dược như trên có tác dụng điều trị trứng cá tại chỗ, tuy nhiên thường để lại nhiều tác dụng phụ như rối loạn tiêu hóa, lệ thuộc thuốc đối với các dòng hormone hay kháng sinh, làm da dễ bị kích ứng hơn cả trước khi điều trị. Tổng hợp kinh nghiệm điều trị của nhiều bác sĩ da liễu cũng như kinh nghiệm điều trị cho hàng ngàn bệnh nhân, ithuoc đã chọn lọc ra một phương pháp điều trị mụn lâu dài hơn, an toàn hơn cho người sử dụng và hiệu quả điều trị rất cao, được đúc kết thành bộ công thức m4 và m5, tác dụng của bộ công thức này được diễn giải sau đây.
Biotin
Đây là một loại vitamin thiết yếu cho việc hình thành tóc, da và móng. Bằng cách tương tác với nhiều hoóc môn hỗ trợ cho việc hấp thu axit amin vào tế bào, biotin giúp bạn có mái tóc và làn da khỏe mạnh. Ngược lại, thiếu hụt biotin sẽ rất đến rối loạn hoóc môn và biểu hiện trực tiếp lên da như mọc mụn, da ngứa ngáy, phồng rộp. Trong bữa ăn hàng ngày, lượng biotin hấp thu vào cơ thể không được tối ưu do thức ăn khi nấu chín thì thành phần biotin bị phân giải gần hết. Vì vậy khi da có biểu hiện mụn, việc đầu tiên bạn cần nghĩ đến là bổ sung biotin để duy trì làn da khỏe mạnh, giảm tắc nghẽn tế bào sừng chết ở nang lông là một trong những nguyên nhân chính hình thành mụn, đồng thời giúp bài tiết độc ra ngoài da, đẩy mụn ẩn lên và trị mụn tận gốc.
Kẽm
Kẽm là một vi chất cần thiết không kém gì sắt, đóng vai trò quan trọng trong hoạt động của hệ tuần hoàn, não bộ, cơ bắp, gan và nhiều cơ quan khác. Thiếu hụt kẽm là điều rất thường thấy ở người Việt do chế độ ăn của chúng ta hầu như chứa rất ít kẽm, loại thực phẩm giàu kẽm nhất là hàu biển lại không thường xuyên xuất hiện trên mâm cơm và cũng khá đắt đỏ, và biểu hiện của sự thiếu hụt vi chất này cũng là mụn và nhiều hiện tượng khác trên da. Kẽm tham gia vào quá trình điều tiết các hoóc môn kích thích hình thành tế bào tuyến bã, đảm bảo sự ổn định tiết dầu trên da mặt, vì vậy việc bổ sung kẽm trong thời gian trị mụn là vô cùng cần thiết.
Ngoài sử dụng 2 vi chất này làm yếu tố chính trong điều trị, công thức m4 và m5 còn có sử dụng thêm kháng sinh phổ rộng dạng nhẹ là cefpodoxime và kháng viêm bằng betamethasone trong thời gian ngắn để làm giảm triệu chứng mụn ban đầu, riêng m5 còn kết hợp thêm acnotin có thành phần chính là isotretinoin có tác dụng ức chế sự sản xuất tuyến bã, thúc đẩy quá trình tiêu sừng, điều trị mụn trực tiếp.
Chúc các bạn điều trị mụn thành công và tự tin trong công việc và cuộc sống.