Tất tần tật về tim mạch

CẤU TRÚC VÀ CHỨC NĂNG CỦA TIM
Tim là bộ phận quan trọng trong hệ tuần hoàn của người, với chức vụ bơm đều đặn để đẩy máu theo các động mạch và đem dưỡng khí và các chất dinh dưỡng đến toàn bộ cơ thể, đồng thời loại bỏ các chất thải trong quá trình trao đổi chất. Tim hút máu từ tĩnh mạch về tim sau đó đẩy máu đến phổi để trao đổi khí CO2 lấy khí O2. Trái tim nằm ở khoang giữa trung thất trong ngực.
Tim bơm máu thông qua cả hai hệ thống tuần hoàn. Máu có nồng độ oxy thấp từ hệ tuần hoàn đi vào tâm nhĩ phải từ động mạch chủ trên và dưới và đi đến tâm thất phải. Từ đây máu được bơm vào hệ tuần hoàn phổi, tại đó máu nhận được oxy và thải ra carbon dioxide. Máu được tăng cường oxy trở về tâm nhĩ trái, đi qua tâm thất trái và được đẩy ra thông qua các động mạch chủ vào hệ tuần hoàn máu, nơi oxy được sử dụng và chuyển hóa thành carbon dioxide. Ngoài ra máu mang dưỡng chất từ gan và hệ tiêu hóa đến các cơ quan khác nhau của cơ thể, đồng thời vận chuyển chất thải đến gan và thận.[cần dẫn nguồn] Thông thường với mỗi nhịp tim đập, tâm thất phải bơm cùng một lượng máu vào phổi như các tâm thất trái đẩy máu vào cơ thể. Tĩnh mạch vận chuyển máu đến tim, trong khi động mạch đẩy máu ra khỏi tim. Tĩnh mạch thường có áp lực thấp hơn so với động mạch. Tim co bóp với tốc độ khoảng 72 nhịp mỗi phút khi ở trạng thái nghỉ. Tập thể dục làm tăng nhịp tim tạm thời, nhưng làm giảm nhịp tim nghỉ ngơi về lâu dài-điều này là tốt cho sức khỏe tim mạch.

CÁC BỆNH LÝ VỀ TIM
 
Bệnh tim mạch (CVD) là nguyên nhân phổ biến nhất gây tử vong trên toàn cầu trong năm 2014, chiếm 30% các trường hợp tử vong của năm này. Trong số các ca tử vong hơn ba phần tư là do bệnh động mạch vành và đột quỵ. Các yếu tố nguy cơ bao gồm: hút thuốc, thừa cân, tập thể dục không đủ, cholesterol cao, huyết áp cao và tiểu đường v.v.
 
Các yếu tố nguy cơ không thể thay đổi được
 
1. Tuổi: Hơn nửa số người bị đột quỵ tim mạch và tới 4/5 số người bị chết vì đột quỵ có tuổi cao hơn 65. Cố nhiên là bạn không thể giảm bớt tuổi đời của mình được nhưng việc ăn uống điều độ và sinh hoạt hợp lý có thể giúp làm chậm lại quá trình thoái hoá do tuổi tác gây ra.
 
2. Giới: Đàn ông có nguy cơ mắc bệnh mạch vành, đột qụy và các bệnh tim mạch khác cao hơn so với nữ giới. Hiện nay, tuổi thọ của phụ nữ nói chung cao hơn nam giới trung bình 4 - 6 năm.
 
3. Yếu tố di truyền: Nếu trong gia đình bạn có người mắc bệnh tim mạch khi còn trẻ (nam dưới 55 tuổi và nữ dưới 65 tuổi), bạn phải đặc biệt lưu ý tới việc làm giảm ảnh hưởng của bất kì yếu tố nguy cơ nào có thể kiểm soát được và phải cảnh giác hơn để tránh được cơn đau tim hoặc đột qụy.
 
Các yếu tố nguy cơ có thể thay đổi được
 
1. Tăng huyết áp: Tăng huyết áp được xác định nếu con số huyết áp luôn vượt quá 140/90mmHg. Rất nhiều nghiên cứu cho thấy, điều trị thành công tăng huyết áp làm giảm rõ rệt các nguy cơ của nó. May mắn thay, hiện tại chúng ta đang có rất nhiều thuốc hạ huyết áp tốt, dễ dàng dung nạp và dùng được lâu dài.
 
2. Tăng cholesterol trong máu và các rối loạn lipid liên quan: Tăng hàm lượng các chất mỡ trong máu (cholesterol và triglycerid) rất thường gặp. Các nghiên cứu cho
thấy, nồng độ cholesterol toàn phần trong máu là yếu tố dự báo mạnh về nguy cơ mắc bệnh mạch vành và đột qụy. Nồng độ cholesterol toàn phần trong máu dưới 5,2mmol/dl được coi là bình thường. Khi cholesterol tăng cao sẽ đồng nghĩa với nguy cơ đột qụy tim mạch tăng cao theo tuyến tính. Cholesterol toàn phần bao gồm nhiều dạng cholesterol trong đó được nghiên cứu nhiều nhất là cholesterol trọng lượng phân tử cao (HDL-C) và cholesterol trọng lượng phân tử thấp (LDL-C). Nồng độ LDL-C trên 3,0mmol/dl là yếu tố nguy cơ của bệnh tim mạch. Ngược lại, HDL-C được xem là có vai trò bảo vệ bạn. Hàm lượng HDL-C trong máu càng cao thì nguy cơ mắc bệnh tim mạch càng thấp (tối thiểu cũng phải cao hơn 1,0mmol/dl).
 
3. Hút thuốc lá: 30 - 40% trong số khoảng 500.000 trường hợp chết vì bệnh mạch vành hằng năm có nguyên nhân từ thuốc lá. Các kết quả từ nghiên cứu Framingham đã chứng minh rằng, nguy cơ đột tử cao hơn 10 lần ở nam và 5 lần ở nữ giới có hút thuốc. Thuốc lá là yếu tố nguy cơ số 1 đối với đột tử và bệnh mạch ngoại vi. May thay, nguy cơ mắc bệnh sẽ giảm ngay sau khi từ bỏ thuốc lá. Dần dần, mức độ nguy cơ của họ sẽ gần như tương đương với người chưa bao giờ hút thuốc lá.
 
4. Béo phì: Trong một nghiên cứu gần đây trên 100.000 phụ nữ tuổi từ 30 - 55, nguy cơ tim mạch cao gấp 3 lần ở nhóm béo nhất so với nhóm có cân nặng thấp nhất. Có hai dạng béo phì, ở dạng thứ nhất, mỡ thừa thường tập trung tại vùng bụng và thường gặp ở nam giới (gọi là "bụng bia" hay người hình quả táo). Dạng thứ hai được đặc trưng bởi sự tích lũy mỡ nhiều ở vùng mông và đùi, thường gặp ở phụ nữ (người hình quả lê). Kiểu béo phì ở bụng có liên quan với sự gia tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch, đặc biệt là bệnh mạch vành và đột qụy. Các nhà khoa học khuyến cáo, nếu bạn là nam giới, tốt nhất không nên để vòng bụng vượt quá 90% vòng mông, nếu bạn là phụ nữ, hãy cố gắng duy trì con số này dưới 80%.
 
5. Đái tháo đường và kháng insulin: Những người mắc bệnh đái tháo đường, đặc biệt là đái tháo đường xuất hiện sau 40 tuổi (gọi là type II) có tỷ lệ mới mắc bệnh mạch vành và đột qụy cao hơn người bình thường. Bệnh cảnh kháng insulin  trong máu có thể gây tăng huyết áp và tăng lắng đọng cholesterol vào mảng vữa xơ động mạch. Hậu quả là thúc đẩy quá trình xơ vữa và các biến chứng của nó.
 
6. Lười vận động (lối sống tĩnh tại): Lối sống tĩnh tại được coi là một nguy cơ của các nguy cơ tim mạch. Việc vận động hằng ngày đều đặn ít nhất 45 phút mang lại lợi ích rõ rệt trong giảm nguy cơ bệnh tim mạch.
 
7. Rượu: Nếu sử dụng điều độ, tức không quá 1 - 2 chén mỗi ngày, rượu có thể giúp ngăn ngừa xơ vữa động mạch và bệnh mạch vành. Nếu uống quá nhiều rượu (nhiều hơn 60ml rượu vang, 300ml bia, hoặc 30ml rượu nặng) mỗi ngày làm tăng huyết áp, tăng nguy cơ tổn thương gan và biến chứng thần kinh trung ương cũng như rất nhiều rối loạn khác.

HUYẾT ÁP CAO
 
Bệnh cao áp huyết (hypertension,high blood pressure) nguy hiểm, đưa đến những biến chứng như tai biến mạch máu não (stroke),chết cơ tim cấp tính (heart attack), suy tim,suy thận. Cao áp huyết còn rút ngắn tuổi thọ. Khổ cái, trong đa số các trường hợp, cao huyết áp không gây triệu chứng. Nhiều vị không biết mình mang bệnh, tình cờ đi thăm bác sĩ vì một lý do gì khác,được bác sĩ cho biết có cao áp huyết.Cho nên,cao áp huyết nổi danh là một ‘’căn bệnh thầm lặng’’. 
Cao áp huyết là gì? Con tim bơm máu đi nuôi các cơ quan của cơ thể qua những hệ thống mạch máu gọi là động mạch.Ví như một máy bơm nước đẩy nước qua các ống dẫn.Khi máu được tim bơm đầy,và chảy trong lòng các mạch máu,sức ép của máu vào thành mạch máu sẽ tạo một áp suất (pressure) gọi là áp huyết (blood pressure). Áp huyết thay đổi tùy lúc, và tùy các hoạt động của cơ thể. Áp huyết xuống thấp hơn lúc ta ngủ, nghỉ và lên cao hơn khi tinh thần ta kích động,buồn bực hoặc trong lúc ta tập thể dục, chơi thể thao.
 
Ðến 90% các trường hợp cao áp huyết,nguyên nhân của bệnh chưa được biết rõ,hoặc nói cách khác,với trình độ y khoa hiện tại,người ta chưa tìm ra được nguyên nhân. Một số như các trường hợp cao áp huyết gây do uống rượu nhiều quá,do bệnh của tuyến nội tiết, bệnh thận.
Có một số yếu tố ảnh hưởng,khiến người nọ có thể dễ mang bệnh cao áp huyết hơn người kia:
- Yếu tố gia đình: Cao áp huyết có tính di truyền.Có cha mẹ,anh em ruột cao áp huyết, đi khám bác sĩ,bạn nhớ cho bác sĩ biết điều này bạn nhé.
- Ðàn ông: Ðàn ông dễ cao áp huyết hơn phụ nữ.Tuy vậy,phụ nữ,sau khi mãn kinh, cũng dễ cao áp huyết hơn lúc còn kinh.
- Tuổi tác: Cao áp huyết dễ xảy ra sau tuổi 35.
- Giòng giống: Người da đen hay cao áp huyết hơn người da trắng và bệnh cao áp huyết ở người da đen cũng nặng hơn.
- Béo mập: Khi sức nặng của ta trên sức nặng lý tưởng so với chiều cao và vóc người 30% trở lên.
- Bệnh tiểu đường: Tiểu đường và cao áp huyết như đôi bạn thân,hay đi đôi với nhau, lại cùng nhau phá hoại tim và thận mạnh hơn.
- Rượu: Các khảo cứu cho thấy rượu uống nhiều và thường xuyên có thể đưa đến cao áp huyết,đồng thời cũng làm tăng tỷ lệ bị tai biến mạch máu não và bệnh thận.
- Ðời sống thiếu vận động: Ðời sống thiếu vận động dễ gây béo mập và béo mập,như đã biết,có thể đưa đến cao áp huyết.
 
Điều chỉnh lối sống
 
Bước đầu trong điều trị tăng huyết áp phải thay đổi lối sống hợp lý bao gồm: chế độ ăn, tập thể dục, giảm cân. Thay đổi lối sống có thể giảm huyết áp ở một số bệnh nhân. Hiệu quả của chúng tương tự như sử dụng thuốc. Nếu huyết áp vẫn cao phải sử dụng thuốc ngay, khuyến cáo điều trị ở trường hợp này là điều chỉnh lối sống kết hợp với sử dụng thuốc.
 
Chế độ ăn ít muối rất có lợi. Nghiên cứu đối với người châu Âu (Caucasians) cho thấy nếu thực hiện chế độ ăn ít muối trong hơn 4 tuần nhận thấy sẽ giảm huyết áp, ở cả người bình thường lẫn bệnh nhân tăng huyết áp. Chế độ ăn DASH (Dietary Approaches to Stop Hypertension), chế độ ăn giàu hạt dẻ, cá, gia cầm, trái cấy và rau quả giảm huyết áo. Điều quan trọng là phải hạn chế hấp thu Natri, Mặc dù chế độ ăn cũng giàu kali, magnesium, calci, protein. Những phương pháp điều trị khác hướng đến giảm những căng thẳng thần kinh như biofeedback, thư giãn hoặc thiền có thể điều trị huyết áp. Tuy nhiên, hiệu quả của chúng không bằng giáo dục chăm sóc sức khỏe, với những nhận thức những lối sống không tốt
 
Điều trị bằng thuốc
 
Điều trị ban đầu tốt nhất còn đang tranh cãi của Cochrane collaboration, WHO và Hoa Kỳ sử dụng thuốc lợi tiểu thiazide liều thấp. Hướng dẫn của liên hiệp Anh (UK) nhấn mạnh nên sử dụng nhóm thuốc block kênh calci (CCB) cho người trên 55 tuổi hoặc người gốc Phi hoặc Caribbe, còn đối với thanh niên nên sử dụng nhóm thuốc ức chế enzyme chuyển hóa angiotensin (ACE-I). Ở Nhật có thể bắt đầu điều trị với 1 trong 6 nhóm thuốc: CCB, ACEI/ARB, lợi tiểu thiazide, beta-blockers, alpha-blockers đều phù hợp, Trong khi Canada và châu Âu tất cả các nhóm nhưng nhóm thuốc alpha-blockers cần khuyến cáo.
 
Điều trị bằng kết hợp thuốc
 
Phần lớn bệnh nhân cần điều trị hơn một loại thuốc để kiểm soát huyết áp. Trong trường hợp huyết áp tâm thu lớn hơn 160 mm Hg hoặc huyết áp tâm trương lớn hơn 100 mmHg Hiệp hội tim mạch Hoa kỳ (American Heart Association) khuyến cáo bắt đầu kết hợp một thiazide và một ACEI, ARB hoặc CCB, hoặc kết hợp một ACEI và CCB cũng hiệu quả.
 
Không cho phép kết hợp thuốc chẹn kênh calci nhóm non-dihydropyridine (như verapamil hoặc diltiazem) với một beta-blockers, thuốc phong tỏa hệ thống renin–angiotensin (ví dụ: ức chế enzyme chuyển hóa angiotensin + angiotensin receptor blocker), hệ thống renin–angiotensin blockers và beta-blockers. Kết hợp ACE-inhibitor hoặc đối kháng angiotensin II–receptor, một thuốc lợi tiểu và một NSAID (bao gồm ức chế chọn lọc COX-2 và những thuốc không kê đơn như ibuprofen).

BỆNH MẠCH VÀNH
 
Các triệu chứng ban đầu của bệnh động mạch vành nhiều khi rất mơ hồ, thường là bằng những cảm giác nặng ngực hay cơn đau thắt ngực bên trái. Trong chuyên môn còn gọi là cơn đau thắt ngực không ổn định. Cơn đau xuất hiện khi xúc động, gắng sức và thường xuất hiện vào buổi sáng. Có thể kèm theo cao huyết áp gây nhức đầu, chóng mặt, cảm giác khó thở.

Tần suất các cơn đau ngày càng tăng và cường độ cơn đau càng ngày càng nặng và có thể đưa đến nhồi máu cơ tim cấp nếu không được điều trị đúng và kịp thời. Tỉ lệ tử vong trong nhồi máu cơ tim cấp khá cao, nhất là trong hoàn cảnh khả năng cấp cứu về tim mạch của nhiều bệnh viện ở Việt Nam còn nhiều hạn chế do thiếu nhân lực, trang thiết bị và việc vận chuyển bệnh nhân từ nơi ở đến bệnh viện cấp cứu còn nhiều hạn chế. 

Bệnh tuy khá nặng, nhưng hoàn toàn có thể phòng ngừa được. Nhưng phải ngòng từ khi còn nhỏ, tức là ở tuổi thanh niên. Không nên ăn quá nhiều chất béo, chất ngọt, giữ cho cơ thể một thể trạng lý tưởng, rèn luyện thể dục thể thao, không hút thuốc lá, không ăn quá mặn. Nhất là giữ cho mình một tâm hồn tươi trẻ không quá lo lắng, tránh mọi thứ stress trong cuộc sống.

Những người có yếu tố nguy cơ cao như gia đình có người bị nhồi máu cơ tim, béo phì, đái tháo đường, cao huyết áp, xơ vữa động mạch… rất cần đi khám bệnh định kỳ và điều trị tốt các bệnh nền để tránh nguy cơ nhồi máu cơ tim cấp.

TAI BIẾN MẠCH MÁU NÃO
 
Não là một trong những cơ quan nhận máu nhiều của hệ tuần hoàn và các tế bào thần kinh là những tế bào nhạy cảm với tình trạng thiếu oxy nhất. Chỉ cần thiếu oxy 5 phút là các tế bào não sẽ chết và không có khả năng hồi phục.

Các thể bệnh tai biến mạch máu não hay gặp nhất còn gọi là đột quỵ bào gồm: co thắt mạch máu não, thiếu máu não thoáng qua, nhồi máu não, vỡ mạch máu não… Và nặng nhất là xuất huyết ồ ạt gây ngập não thất làm cho bệnh nhân tử vong trong vòng 1 - 2 giờ đồng hồ.

Các dấu hiệu dễ nhận thấy nhất là bệnh nhân bị đau đầu dữ dội, chóng mặt, tay chân yếu hoặc liệt và đi vào hôn mê. Khả năng phục hồi của bệnh nhân phụ thuộc nhiều vào thể tai biến. Ở những thể nặng, bệnh nhân hôn mê sâu tỉ lệ tử vong lên đến trên 50%.

Việc đề phòng quan trọng nhất là phải phát hiện sớm bệnh cao huyết áp và tình trạng xơ vữa động mạch, để điều trị tốt. Cần phải thận trọng với những bệnh nhân có yếu tố nguy cơ cao như tuổi trên 50, béo phì, hút thuốc lá, đái tháo đường…

BỆNH ĐỘNG MẠCH NGOẠI BIÊN
 
Động mạch ngoại vi là hệ thống gồm rất nhiều động mạch vừa và nhỏ, có nhiệm vụ đưa máu từ tim đi nuôi các bộ phận của cơ thể. Đặc biệt là tứ chi. Động mạch bao gồm 3 lớp: lớp áo ngoài, lớp áo giữa và lớp nội mạc. Bệnh viêm tắc động mạch ngoại vi có hai thể: bệnh Buerger là tình trạng viêm của 3 lớp thành động mạch, xảy ra ở những bệnh nhân trẻ, tuổi dưới 40, nghiện thuốc lá nặng. Bệnh kéo dài nhiều năm, nhưng cuối cùng đều phải đoạn chi nhất là chi dưới với tỉ lệ lên đến 95% sau 5 năm mắc bệnh. Bệnh nhân nếu bỏ được thuốc lá tình trạng bệnh sẽ tốt lên nhiều.

Bệnh động mạch ngoại vi thứ hai hay gặp nhất là tình trạng viêm và tắc động mạch do xơ vữa động mạch, xảy ra ở những người bị bệnh cao huyết áp và có rối loạn chuyển hóa mỡ. Tổn thương xảy ra ở lớp nội mạc với những mảng xơ vữa làm hẹp lòng động mạch, gây thiếu máu ngoại vi.

Các triệu chứng ban đầu của bệnh còn khá mơ hồ. Thường thì bắt đầu bằng tình trạng đi lặc cách hồi. Tức là bệnh nhân đi một đoạn vài trăm mét thì đau nhói sau bắp chân, cơn đau khiến bệnh nhân phải ngồi nghỉ khoảng 5 - 10 phút sau hết đau và bệnh nhân có thể đi lại. Các cơn đau ngày càng tăng lên, đến một lúc nào đó bệnh nhân đau ngay cả khi nghỉ ngơi và xuất hiện những vết loét, hoại tử của chi…

Bệnh có thể phòng ngừa được bằng cách không hút thuốc lá, nhất là ở những gia đình đã có người bị bệnh Buerger. Điều trị tốt tình trạng xơ vữa động mạch và rối loạn chuyển hóa mỡ, chống béo phì và điều trị tốt đái tháo đường nếu có.

BỆNH VAN TIM HẬU THẤP TIM
 
Bệnh van tim hậu thấp rất hay xảy ra ở những vùng khí hậu ẩm ướt, nhiệt đới gió mùa như ở Việt Nam. Trước kia, do quá trình phòng bệnh chưa tốt nên tỉ lệ người Việt Nam mắc bệnh thấp tim khá cao trên thế giới. Dân gian thường nói câu: viêm họng là tìm đến khớp, khớp đớp tim và tim thì tìm gan để nói về mối tương quan của bệnh thấp tim. Bệnh do có nguyên nhân do tình trạng nhiễm vi trùng Streptococus beta Hemolytique. Khi bị nhiễm loại vi trùng này, cơ thể sẽ sản sinh ra một loại kháng thể chống lại nó. Mà bản thân các kháng nguyên là loại vi trùng lại có cấu trúc gần giống với cấu trúc của mô khớp và van tim. Nên khi kháng thể tấn tông tiêu diệt vi trùng nó cũng tấn công làm tổn thương mô khớp và van tim luôn, làm cho khớp bị sưng lên, còn van tim thì biến dạng gây ra hẹp hở van tim. Từ đó đưa đến suy tim, ứ huyết tại gan và làm suy chức năng gan như dân gian thường nói.
 
Bệnh thường xảy ra ở những phụ nữ trẻ, sau tình trạng viêm họng có sốt là tình trạng mệt, khó thở… nếu không điều trị đúng có thể đưa đến suy tim và tử vong. Việc điều trị bệnh van tim hậu thấp cũng khá phức tạp và tốn kém cho bệnh nhân vì van tim bị tổn thương trước kia hay sử dụng phẫu thuật nong van với dụng cụ, ngày nay các trung tâm phẫu thuật tim đều tiến hành mổ tim mở với sử dụng tuần hoàn ngoài cơ thể.
 
Bệnh hoàn toàn có thể đề phòng được bằng cách cải thiện môi trường sống ngay khi còn nhỏ. Tránh lạnh quá, nóng quá, nhà của và cơ quan làm việc phải sạch sẽ, nâng cao sức đề kháng của cơ thể, điều trị triệt để các bệnh mũi xoang. Nếu đã bị thấp tim phải sử dụng kháng sinh dự phòng nhiễm vi trùng Streptococus beta hemolytique đến năm 25 tuổi. Có thể sử dụng thuốc uống mỗi ngày, hay sử dụng loại Penicilline có tác dụng chậm mỗi tháng tiêm một lần.

BỆNH TIM BẨM SINH
 
Cho đến hiện nay, bệnh tim bẩm sinh là bệnh hay gặp nhất ở Việt Nam. Các chuyên gia tim mạch ước tính rằng: có khoảng 1 - 2% các em bé sinh ra mắc bệnh tim bẩm sinh từ nhẹ nhất như là còn ống động mạch, đến nặng nhất là hoán vị đại động mạch… Ước tính rằng có khoảng trên 50 tổn thương tim bẩm sinh. Hiện tại luôn có khoảng hơn 100 ngàn trẻ em bị bệnh tim bẩm sinh đang chờ mổ và cho dù có hàng chục trung tim mổ tim mở ra đời cũng không bao giờ giải quyết hết được.

Bệnh thường biểu hiện bằng tình trạng khó thở, hay bị viêm phổi, tím tái và đứa trẻ thường bị suy dinh dưỡng nặng. Ngày xưa khi mà phương tiện chẩn đoán còn thô sơ chỉ với cái ống nghe thì việc xác định bệnh tim bẩm sinh đôi khi hơi khó. Ngày nay với sự ra đời và phát triển của siêu âm màu về tim mạch thì việc phát hiện bệnh tim bẩm sinh và thể loại tim bẩm sinh đơn giản hơn nhiều.

Việc phòng ngừa chủ yếu là người mẹ và người cha. Cha và mẹ phải có sức khoẻ tốt, không lớn tuổi mới sinh con, trong quá trình mang thai, nhất là 3 tháng đầu người mẹ không được tiếp xúc với hóa chất độc hại, X-quang, nhiễm siêu vi đặc biệt là bệnh rubeon.

PHÌNH ĐỘNG MẠCH CHỦ BÓC TÁCH
Phình động mạch chủ bóc tách, nhất là phình động mạch chủ ngực, là một biến chứng rất nặng của phình động mạch chủ. Bệnh nhân có thể bị đau ngực dữ dội đến ngất đi. Có nhiều trường hợp bệnh nhân tử vong ngay trong giai đoạn bệnh mới bắt đầu.

Nguyên nhân vẫn là xơ vữa động mạch. Ở những bệnh nhân này ở một vùng yếu của thành động mạch chủ như quai động mạch chủ ngực, phần dưới động mạch thận của động mạch chủ bụng sẽ phình ra, tạo cục máu đông gây tắc lòng động mạch, hoặc tạo sự bóc tách làm thành hai luồng thông và nặng hơn là vỡ túi phình gây tử vong.

Phình động mạch chủ bóc tách hoặc vỡ túi phình động mạch chủ cho tỉ lệ tử vong khá cao, lên đến 95% nếu bệnh nhân đang ở nhà. Việc mổ thay quai động mạch chủ cũng là một phẫu thuật rất lớn cần phải có máy tim phổi nhân tạo và tỉ lệ thành công cũng chỉ khoảng 40 - 50% mà thôi.

CÁCH BẢO VỆ TIM 
 
1. Nói không với thuốc lá: Người hút thuốc lá có nguy cơ cao mắc bệnh ho lao, ung thư phổi, ung thư vòm họng. Và có thể các bạn chưa biết rằng, hút nhiều thuốc lá cũng dẫn đến bệnh tim. Nó cực kì nguy hiểm với hàng nghìn chất độc hại dần dần hủy hoại cơ thể bạn.
 
2. Duy trì trọng lượng cơ thể: Với những nguy cơ bệnh tim mạch cao, cân nặng đóng một vai trò không nhỏ. Hãy duy trì trọng lượng cơ thể bạn bằng việc kiểm soát cân nặng thường xuyên, qua đó có chế độ tập luyện và ăn uống hợp lí nhất.
 
3. Tập thể dục điều độ: Đặc biệt với những người ở độ tuổi trung niên trở lên, việc tập thể dục điều độ là vô cùng quan trọng. Một chế độ tập luyện khoa học sẽ giúp bạn có độ bền và sự dẻo dai. Làm giảm huyết áp và giảm cholesterol đem lại cho bạn một trái tim khỏe mạnh.
 
4. Giảm ăn đồ ăn chứa nhiều chất béo, mỡ động vật: Những đồ ăn chứa nhiều chất béo và mỡ động vật khiến cơ thể bạn tăng cholesterol trong cơ thể, dẫn đến các bệnh về tim. Bạn không nên ăn các thức ăn có nhiều bơ sữa, chất béo như các đồ chiên rán. Chúng sẽ gây ra bệnh béo phì và bệnh béo phì là một trong những nguyên nhân dẫn đến bệnh tim.
 
5. Ăn nhiều chất xơ: Các chất xơ có trong rau củ quả sẽ giúp bạn giảm lượng mỡ trong cơ thể, duy trì sức khỏe và sống lâu hơn.
 
6. Sử dụng các loại hạt: Nên ăn nhiều các loại hạt như hạnh nhân, hạt hướng dương, hạt bí…chúng sẽ cung cấp cho cơ thể của bạn những loại dầu tốt có lợi cho sức khỏe.
 
7. Tránh stress: Nhiều căng thẳng quá dồn nén không có lợi cho người mắc bệnh huyết áp hay tim mạch, nguyên nhân chính của nhồi máu cơ tim. Hãy luôn để cơ thể trong trạng thái thoải mái nhất. Để làm được điều này bạn cần cân bằng cảm xúc, suy nghĩ và hành động của mình. Luôn lạc quan và vui vẻ, suy nghĩ theo hướng tích cực trước mọi vấn đề xấu, khi làm được điều này đã giúp sức khỏe của mình tốt hơn, sống lâu và sống khỏe hơn mỗi ngày.

DƯỢC CHẤT HỖ TRỢ CHO  NGƯỜI BỊ BỆNH TIM MẠCH
 
Co-Q10
Đây là một hợp chất tự nhiên có trong ty thể tế bào động thực vật. Ở người Coenzyme Q10 (CoQ10) có mặt trong hầu khắp các mô, nhiều nhất trong mô tin gan, thận, tụy tạng. CoQ10 có vai trò hoạt hóa quá sinh năng lượng (tổng hợp ATP), sử dụng oxy hóa của các tế bào, rất cần thiết cho việc sinh tồn, phát triển, hoạt động của chúng. Ngoài ty thể, CoQ10 đóng vai trò chống oxy hóa bảo vệ màng lipid tế bào, đặc biệt góp phần ngăn quá trình oxy hóa của LDL Cholesterol.
Bệnh tim mạch: Co Q10 hiệu quả với việc điều trị môt số các bệnh tim mạch, giảm cholesterol máu (trong rối loạn lipid máu), điều hòa huyết áp, giúp sự hô hấp tế bào cơ tim, làm mạnh tim, ngăn cản virut gây viêm tim.
Bệnh Parkinson: Chất này làm chậm các ảnh hưởng của bệnh Parkinson, làm chậm sự thoái hóa thần kinh. Theo một số nghiên cứu gần đây con người có thể dùng Coenzyme Q10 điều trị bệnh Parkinson.
Bệnh ung thư: Q10 giúp phòng ngừa ngộ độc do tác động của các hóa chất trong môi trường sống. Chống ôxy hóa, chống lão hóa, nên phối hợp với một số chất khác như các vitamin: E, C, để giúp cơ thể trẻ, khỏe, ngừa ung thư.
Thừa cân: Có báo cáo cho thấy rằng một số bệnh nhân béo phì đã giảm được 8kg trong 9 tuần dùng Co Q10. Chất này giải phóng năng lượng thừa, ngăn ngừa béo phì và việc tích mỡ có hại cho phủ tạng.
Bệnh Nam khoa: Ở nam giới, thiếu hụt Q10 có thể dẫn đến chất lượng tinh trùng bị giảm sút. Nếu không được cung cấp đầy đủ coenzyme Q10, lượng tinh trùng có trong tinh dịch của người đàn ông sẽ giảm sút rõ rệt.

Magie - khoáng chất cần thiết cho trái tim khỏe mạnh
 
Magie xuất hiện trong tự nhiên ở dạng hợp chất, đặc biệt là trong lớp đá của vỏ trái đất và phía dưới đáy biển. Màu xanh trong tự nhiên được tạo ra nhờ chất diệp lục. Đây là một cấu trúc vòng rất phức tạp với Magie là nguyên tố trung tâm. Cơ thể con người chứa khoàng 26mg Magie và 60% trong số này nằm trong xương. 40% lượng Magie còn lại được tìm thấy trong các cơ và cơ quan. Còn lại chỉ có 1% lượng Magie tồn tại ở trong máu. Magie rất quan trọng đối với cơ thể con người do nó thực hiện quá trình chuyển hoá các enzyme như cacbornhydrat và chất béo. Đặc biệt nó rất cần thiết cho việc ổn định xương và cơ tim.
 
Cơ thể con người tiêu thụ Magie liên tục. Trong những trường hợp cụ thể như bị Stress, hoạt động với cường độ cao, mang thai, cơ thể thường bị thiếu hụt Magie. Dấu hiệu của việc thiếu Magie thường gặp phải là hiện tượng chuột rút xảy ra vào ban đêm hoặc khi đang chơi thể thao. Do cơ thể chúng ta không thể tự sản sinh được Magie nên chúng ta buộc phải bổ sung Magie từ các thực phẩm bên ngoài. Theo Hiệp hội Dinh dưỡng Đức khuyến cáo, mỗi người trường thành cần phải tiếp nhận 300-400 mg Magie mỗi ngày. Đó là lý do tại sao các bác sĩ khuyến khích một chế độ ăn đầy đủ và cân bằng lượng Magie thích hợp. Tất cả các loại bánh mì, ngũ cốc nguyên hạt, phô mai đều là những thực phẩm có hàm lượng Magie cao.

Nattokinase
 
Nattokinase là một enzyme được tìm thấy trong loại đậu lên men Natto- món ăn truyền thống của người Nhật. Nattokinase có tác dụng làm tan cục máu đông vốn là nguy cơ gây tắc mạch máu dẫn đến tai biến, đột quỵ. Nattokinase làm giảm nguy cơ này.
Nattokinase an toàn cho mọi lứa tuổi và có vẻ như không có giới hạn về lượng có thể được hấp thụ một cách an toàn. Tuy nhiên, do khả năng làm tan cục máu đông mạnh nên những người bị rối loạn chảy máu, như bệnh haemophiliacs, không nên dùng Nattokinase. Những người có vấn đề chảy máu liên tục, chẳng hạn như viêm loét nặng hoặc mới phẫu thuật cũng cần tạm dừng Nattokinase. Những người đã bị chảy máu nội sọ, hoặc những người phẫu thuật thần kinh hay đột quỵ do thiếu máu cục bộ trong vòng sáu tháng không nên dùng Nattokinase. Những người huyết áp rất cao không kiểm soát được (huyết áp tâm thu lớn hơn 200 mmHg hoặc huyết áp tâm trương lớn hơn 110 mmHg) khi dùng Nattokinase cần theo dõi y tế nghiêm ngặt. Nattokinase không nên dùng cho người dùng thuốc chống đông máu, như aspirin hoặc warfarin [Coumadin ®]); Cho đến nay không có nghiên cứu cho thấy khả năng lọt qua sữa mẹ của Nattokinase. Bà mẹ mang thai hoặc cho con bú nên tham khảo bác sĩ của họ trước khi sử dụng Nattokinase. Đó là điều cần lưu ý, tuy nhiên phụ nữ mang thai tại Nhật Bản vẫn thường ăn đậu natto để đảm bảo cho trẻ sơ sinh khỏe mạnh.
- Làm tan cục máu đông: Nattokinase làm tan cục máu đông bằng cách làm tan sợi fibrin (chất sợi buộc các tiểu cầu vón kết lại với nhau hình thành cục máu đông). Nattokinase hoạt động mạnh gấp 4 lần plasmin nội sinh (loại enzyme duy nhất trong cơ thể làm nhiệm vụ phá tan sợi fibrin) với cơ chế tương tự như plasmin này. Do sức khỏe và tuổi tác, cơ thể giảm sản sinh plasmin càng làm tăng nguy cơ hình thành cục máu đông. Nattokinase cũng giúp tăng cường plasmin của cơ thể và các thành phần chống đông máu khác như urokinase ( Sumi. H et al. “a novel fibrinolytic enzyme (nattokinase) in the vegetable cheese natto…” experience 1987).
 
- Huyết áp: Nattokinase làm giảm huyết áp. Người Nhật ăn loại đậu lên men đã hơn 1000 năm vì mục đích này. Các nghiên cứu chỉ ra rằng nó làm giảm huyết áp bằng cách ức chế enzyme chuyển đổi angiotensin (ACE). ACE khiến mạch máu bị hẹp lại và huyết áp tăng cao. Nattokinase có khả năng ức chế ACE, ngăn cản dầy nội mạc mạch. (Maruyama M. & Sumi H. effect on Natto diet on blood pressure, JTTAS 1995).
 
- Tăng cường lưu thông máu: Nattokinase trợ giúp máu lưu thông bằng cách hỗ trợ bù trừ trong tuần hoàn. Nó cũng được chứng minh là có tác dụng ngăn chặn xơ vữa mạch. (Sumi H. Healthy Mirobe “Bacillius Natto” – Japan Bio Science Laboratory).
 
- Các lợi ích khác: làm chắc xương, trợ giúp đau khớp, giảm nhức đầu, kháng khuẩn, ngừa bệnh tả, thương hàn, bệnh lị.
Cục máu đông làm tắc mạch máu là nguyên nhân chính dẫn đến sa sút trí nhớ, xuất huyết não, nhồi máu cơ tim, đau thắt ngực và trĩ. Lợi ích tuyệt vời từ Nattokinase hứa hẹn mang lại nhiều lợi ích cho những người bệnh này.